Diễn biến hòa bình là gì? Hòa bình không phải là không có chiến đấu

Diễn biến hòa bình là gì? Hòa bình không phải là không có chiến đấu

Chiến đấu trực diện để giành lấy lãnh thổ là một quá trình. Liên tục phòng thủ, bảo vệ đất nước khỏi nhiều thế lực thù địch không trực diện là một hành trình của vô hạn các quá trình.

Chiến tranh quy ước

Khi nói về chiến tranh tổng lực giữa hai quốc gia tức người ta đang nói một loại chiến tranh quy ước, đây là hình thức chiến tranh trực diện giữa hai lực lượng vũ trang trong đó mỗi bên đều phải đảm bảo các quy ước quốc tế để khẳng định được sự chính nghĩa của mình trong chiến tranh và để đạt được sử ủng hộ của quốc tế cũng như tránh những trừng phạt, phản đối từ quốc tế. Một số quy ước trong chiến tranh như: đồng phục sử dụng trong chiến tranh, vũ khí được phép sử dụng theo Công ước Liên hợp quốc về vũ khí thông thường (United Nations Convention on Certain Conventional Weapons - CCW). Những quy ước này được đặt ra nhằm bảo vệ lợi ích chung của nhân loại khi càng ngày càng có nhiều loại vũ khí nguy hiểm cho sự tồn vong của cả nhân loại, gây hậu quả nặng nề cho quá trình khôi phục sau chiến sự (như vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học hàng loạt...)

Chiến tranh phi quy ước

Diễn biến hòa bình là một hình thức chiến tranh phi quy ước, qua đó, các quốc gia hỗ trợ hay bí mật tài trợ cho các lực lượng nổi dậy phi chính quy ngay bên trong đất nước của đối thủ. Thực tế, chiến tranh là cuộc đấu trí lực, nhân lực, vật lực giữa hai bên mà chỉ có người thắng và kẻ bại, việc đúng hay sai trong chiến tranh là ranh giới rất mong manh miễn sao không chống lại sự tồn vong chung của nhân loại. Trong lịch sử, chiến tranh du kích cũng là một hình thức chiến tranh phi quy ước được thực hiện bởi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng hoặc Việt Minh) chứ không phải là lực lượng chính quy của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc Việt Nam, và dĩ nhiên là với sự hỗ trợ nhiệt tình, không chính quy từ miền Bắc thông qua con đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Các quốc gia hiện đại đều ít nhiều sử dụng cả chiến tranh phi quy ước trong công cuộc phát triển đất nước của họ.

Diễn biến hòa bình là khái niệm thường được sử dụng bởi các quốc gia theo chủ nghĩa Marx Lenin để nói về các quá trình chống phá từ các thế lực thù địch, mà các quá trình đó thường là "một quá trình diễn biến lâu dài, âm thầm, không đổ máu và yên lặng".

Biểu tình

Biểu tình là sự thể hiện các suy nghĩ, hành động, bất đồng quan điểm đối với các quy định, liên quan đến quyền lợi, của các tổ chức hay cá nhân ủng hộ cho mục đích chính trị, hoặc nguyên nhân khác nhưng được thực hiện đúng quy định của pháp luật và nhằm mục đích cải tiến các thể chế hiện tại của đất nước. Tuy nhiên, biểu tình có thể bị lợi dụng để thực hiện chiến tranh phi quy ước dưới tên "cách mạng màu".

Cách mạng màu

Gọi là cách mạng màu vì hình thức này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia dưới những cái tên của màu sắc hay của các loài hoa như Cách mạng Hoa Hồng ở Georgia 2003, Cách mạng Cam ở ở Ukraine 2004, hay Cách mạng Hoa Tulip ở Kyrgyzstan 2005.

Cách mạng màu là một hình thức của các hình thức diễn biến hòa bình. Cách màng màu ám chỉ các hoạt động biểu tình phi quân sự, được thực hiện bởi các nhóm phi quân sự như công nhân, sinh viên, trí thức, người lao động nhằm phản đối một vấn đề nào đó đối với chính quyền sở tại nhằm mục đích gây bất ổn chính trị hay tạo nguồn thông tin để lan truyền gây mất uy tín quốc gia đó trên trường quốc tế. Cách mạng màu sẽ núp bóng biểu tình hợp pháp nhưng khác biệt là cách mạng màu sẽ thường được sự tài trợ từ nước ngoài, sự châm ngòi từ thế lực thù địch ở nước ngoài nhằm mục đích cuối cùng là gây sụp đổ hệ thống chính trị của đất nước, còn biểu tình thì thường tự phát và nhằm mục đích gây chú ý để thay đổi một thể chế hay điều luật gì đó trong chính quyền nhằm bảo vệ quyền lợi hợp lý của những người biểu tình. Ranh giới giữa cách mạng màu và biểu tình hợp pháp cũng khá mong manh, đôi khi, các thế lực thù địch sẽ lợi dụng các cuộc biểu tình để tác động và làm bùng phát thành một cuộc cách mạng màu.

Chiến thuật chung của cách mạng màu là lợi dụng những điểm yếu, nhạy cảm của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đảng phái...

Logo được sử dụng bởi các cuộc cách mạng màu gần đây. Nguồn: quora.com

Cách mạng vô sản

Không chỉ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa mới phải phòng thủ trước các hình thức diễn biến hòa bình. Các nước theo chế độ Tư Bản cũng phải luôn tìm cách bảo vệ mình trước những nhà cách mạng vô sản, trong đó các luận điểm phổ biến để thực hiện cách mạng vô sản như công bằng trong sở hữu tư liệu sản xuất, công bằng trong sở hữu đất đai, bình đẳng giữa người giàu và nghèo... Có nhiều cách mạng vô sản giai đoạn đầu cũng diễn ra dưới những hình thức phi chính quy, rồi từ từ lớn mạnh và trở thành chính quy.

Khoảng năm 1950, nước Việt Nam Cộng Hòa (chính quyền củ của miền Nam Việt Nam) đã phải vất vả chống chọi lại các cuộc đấu tranh của người nông dân ở vùng nông thôn để đòi chia lại ruộng đất. Giai đoạn đó ở miền Nam Việt Nam có sự bất bình đẳng lớn trong sở hữu đất đai 2,5% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng trong khi 73% tiểu điền chủ chỉ chia nhau 15% diện tích còn lại, người nông dân phần lớn là phải làm thuê cho điền chủ với tiền công rẻ mạt. Chính phủ miền Nam Việt Nam đã cố gắng thực hiện "cải cách địa điền" nhằm chia lại ruộng đất cho nông dân nhưng những sự thay đổi là không kịp thời và kém hiệu quả, trong khi đó, lực lượng Việt Minh (được sự hỗ trợ của miền Bắc) đã thực hiện các biện pháp vũ trang để tịch thu tài sản không bồi hoàn của điền chủ và chia lại cho nông dân và đã đạt được rất nhiều sự ủng hộ của nông dân vùng nông thôn. Cuộc chiến phi quy ước này đã mang lại thành công rất lớn cho Việt Minh ở miền Nam và lan rộng ra khắp các vùng nông thôn. Ở một góc độ khác, điều kiện cần của sự thành công của cách mạng vẫn là sự một sự yếu kém trong quản lý xã hội của chính quyền sở tại.

Tương tự ở Trung Quốc những năm 50, khi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan ngày nay) đang lớn mạnh và quản lý phần lớn lãnh thổ Trung Quốc hiện tại, trong lúc những bất bình đẳng trong sở hữu ruộng đất, chính quyền Công hòa Nhân dân Trung Hoa lãnh đạo bởi Mao Trạch Đông đã thực hiện chiến dịch "người cày có ruộng" và đã giành được rất nhiều sự ủng hộ của nông dân ở khắp các vùng nông thôn của Trung Quốc. Bằng nhiều chính sách và thay đổi mang tới quyền lợi cho giai cấp nông dân và vô sản ở Trung Quốc lúc đó, nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ngày càng lớn mạnh và giành được phần lớn lãnh thổ Trung Quốc ngày nay.

Dựng nước khó và giữ nước càng khó

Không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới dù là đang theo bất kỳ thể chế chính trị nào cũng đều đang phải dành ra nguồn lực lớn để phòng thủ trước sự chống phá của các thế lực thù địch trong thời bình. Một thế chế chính trị nếu khỏe mạnh và có thể cân bằng được các lợi ích trong xã hội thì sẽ phòng thủ thành công trước các ngoại lực tác động, như Anh (chế độ Quân Chủ), Úc (chế độ Quân Chủ), Mỹ (chế độ Tư Bản), Hàn Quốc (chế độ Tư Bản).

Read next

DMCA.com Protection Status